Đèn pha ô tô bị ố vàng là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên ô tô. Để xử lý đèn pha ô tô bị ố vàng ta có các biện pháp khắc phục trong ngắn hạn và dài hạn không hề phức tạp, hãy cùng Phụ tùng ô tô Hưng Phát tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Việc đèn pha ô tô bị ố vàng ẩn chứa nhiều nguy hiểm kèm theo tình trạng thiếu thẩm mỹ. Đèn pha được ví như đôi mắt của ô tô, có vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ bóng đèn được bảo vệ bằng ống kính polycarbonate, người dùng sẽ có tầm nhìn rõ ràng khi lái xe vào ban đêm, cũng như tránh bị va chạm bởi các phương tiện đang tới. Vì vậy, giữ cho đèn pha trong suốt và sạch sẽ là một yếu tố gia tăng sự an toàn. Nhựa polycarbonate trên đèn pha đã có từ những năm 1980. Đây là một loại nhựa khó vỡ và trở thành sự thay thế tuyệt vời cho đèn pha thủy tinh. Mặc dù vậy, nhược điểm là polycarbonate dễ bị tổn thương bởi tia UV và điều kiện thời tiết.
Nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị ố vàng?
Khi không được chăm sóc đúng cách, nhựa đèn pha sẽ chuyển sang màu vàng, mờ đi và cản trở ánh sáng phát ra từ bóng đèn. Nếu xe của bạn có đèn pha ngả vàng, có lẽ bạn đã không làm sạch một cách thích hợp. Việc rửa xe tường xuyên không đảm bảo rằng đèn pha sẽ sáng rõ về lâu về dài. Đó là vì màu ố vàng là kết quả của việc tiếp xúc quá nhiều tia cực tím (UV), bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác mà xe gặp trên đường hoặc đơn giản là do nơi đỗ xe không có mái che. Để xe và đèn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
Biện pháp xử lý đèn pha ô tô bị ố vàng
Có hai biện pháp phổ biến trong việc xử lý làm cho đèn pha sáng bóng như mới. Biện pháp không có gì phức tạp mà chỉ cần kem đánh răng với sáp đánh bóng xe (car wax) hoặc thông qua việc chà nhám. Tùy vào một số điều kiện và trường hợp nhất định sẽ cần đến phương pháp khắc phục nhanh chóng hoặc lâu dài hơn.
Biện pháp ngắn hạn
Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn có thể làm sạch cả nhựa polycarbonate. Đây được xem là giải pháp nhanh chóng tẩy vết ố vàng trên đèn pha. Kem đánh răng có hóa chất loại bỏ mảng bám và được khuyên dùng vì hoạt động tốt trong việc xử lý quá trình oxy hóa của đèn pha. Làm sạch đèn pha bằng kem đánh răng rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm miếng rửa chén bát, giẻ sạch, và sáp đánh bóng. Những gì bạn cần làm là cho một lượng kem đánh răng vào miếng rửa chén bát và sau đó chà trực tiếp lên bề mặt của vỏ đèn bằng nhựa polycarbonate.
Nhớ lau theo hình tròn chậm rãi để có kết quả tốt nhất. Sau đó rửa nước sạch và lau khô bằng giẻ sạch. Bôi sáp sau đó đánh bóng để có đèn pha trong suốt như mới. Cách này có thể chỉ có tác dụng được 2 đến 4 tháng.
Biện pháp dài hạn
Nếu bạn muốn đèn pha sạch và sáng rõ về lâu về dài, hãy chọn giải pháp chà nhám. Bạn sẽ cần giấy nhám, nước sạch, cồn, dung dịch phủ bóng (clear coat) để chống tia UV và khăn khô. Đầu tiên, hãy làm ướt đèn pha bằng nước sạch và làm ướt cả giấy nhám. Đánh bóng đèn pha theo vòng tròn nhỏ, từng phần cho đến khi bạn xong toàn bộ khu vực đèn.
Lặp lại quá trình này hai đến ba lần để đảm bảo không bỏ lỡ vị trí nào. Trong toàn bộ quá trình chà nhám, hãy phun một lượng nước vừa phải. Sau đó, rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch. Khi đèn khô hoàn toàn, hãy làm sạch bằng cồn và lau sạch bằng khăn giấy để đảm bảo nó không có bụi trước khi phủ lớp dung dịch chống tia UV. Điều tiếp theo bạn cần làm là che khu vực xung quanh đèn pha. Xịt dung dịch phủ bóng tạo thành một lớp phủ rõ ràng và để khô trong một ngày. Chỉ rửa xe bằng nước thông thường sẽ không đảm bảo cho đèn pha giữ được độ sáng lâu dài. Do đó, cần phải tạo ra lớp phủ ngăn tia UV tác động vào đèn. Điều này nên làm mỗi khi bạn rửa xe xong.
>> Xem thêm:
- Nguyên nhân cơ bản khiến đèn pha ô tô không hoạt động
- Khắc phục hiện tượng đèn pha ô tô bị hấp hơi nước