Thước lái trợ lực điện được trang bị trên hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay. Hệ thống lái trợ lực điện EPS đóng vai trò quan trọng hỗ trợ người lái xe đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Vậy chức năng và cấu tạo của hệ thống này như thế nào ? Hệ thống lái trợ lực điện EPS so với hệ thống lái thủy lực có ưu và nhược điểm gì ? Nếu quý độc giả chưa rõ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầy đủ trong bài viết này.
Cấu tạo và chức năng của thước lái trợ lực điện EPS
EPS được viết tắt của Electric Power Steering. Đây là một hệ thống có nhiệm vụ tạo ra lực bổ trợ tác dụng lên cơ cấu dẫn động lái, nhằm thay đổi hướng chuyển động của xe dễ dàng hơn. Hệ thống lái trợ lực điện giúp việc điều khiển vô lăng nhẹ nhàng, đơn giản và mượt mà hơn khi chúng ta đánh lái, di chuyển ở tốc độ thấp hay rẽ góc 90 độ ở khung đường gấp.
Thước lái trợ lực điện (hệ thống trợ lực điện EPS) có cấu tạo đơn giản hơn so với các loại trợ lực khác. Nó bao gồm 6 bộ phận chính:
– Cảm biến momen: Tác dụng chính là đo momen đánh lái để tạo ra lực trợ phù hợp thông qua các cảm biến có trên xe. Tùy vào tín hiệu mạnh hay yếu mà từ đó bộ điều khiển trung tâm EPS sẽ vận hành motor DC trợ lực phù hợp.
– Motor điện DC: Hoạt động tạo ra trợ lực tùy vào tín hiệu của EPS ECU.
– EPS ECU: Bộ phận nhận và xử lý tín hiệu trung tâm của hệ thống lái trợ lực điện thông qua các cảm biến.
– ECU động cơ: Nhiệm vụ chính là đưa tín hiệu tốc độ cơ đến EPS ECU.
– Cụm đồng hồ bảng taplo sẽ đưa tín hiệu tốc độ đến EPS ECU.
– Đèn cảnh báo P/S: có nhiệm vụ thông báo khi hệ thống có vấn đề hoặc bị hư hỏng.
Do cấu tạo đơn giản, không sử dụng đến sức mạnh của động cơ nên những xe được trang EPS khi vận hành có thể tiết kiệm nhiên liệu 2%-3% so với xe cùng loại không được trang bị thước lái trợ lực điện EPS. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp xe giảm được trọng lượng, kiểm soát tay lái tốt hơn, tạo cho xe sự ổn định và an toàn hơn.
So sánh thước lái trợ lực điện EPS với hệ thống lái thủy lực
So với hệ thống lái trợ lực thủy lực thì thước lái trợ lực điện EPS có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Tuy nhiên, cả hai hệ thống đều có những ưu – nhược điểm riêng. Cụ thể:
Ưu điểm:
– Hệ thống lái trợ lực điện có cấu tạo đơn giản hơn, trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với hệ thống trợ lực lái thủy lực. Vì vậy, việc lắp đặt và sửa chữa cũng trở lên dễ dàng hơn.
– Hệ thống EPS không sử dụng bất kỳ sức mạnh nào từ động cơ khi vận hành. Thay vào đó là chúng sử dụng năng lượng từ motor chợ lực lái điện. Khi đó sẽ tiết kiệm được nhiên liệu cho xe khi vận hành.
– Ngoài ra, hệ thống lái trợ lực điện còn cho cảm giác đánh lái nhẹ nhàng hơn khi xe di chuyển ở vận tốc thấp và tạo cảm giác chân thực hơn khi xe di chuyển ở giải tốc cao. Đảm bảo độ ổn định và an toàn hơn khi vận hành.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì thước lái trợ lực điện EPS cũng có những nhược điểm gây bất lợi khi vận hành:
– Khi chạy tới đoạn cua thì cho dù người lái đã ngắt hoàn toàn điện động cơ nhưng vẫn phải mất một khoảng thời gian thì động cơ mới có thể ngừng lại. Có thể nói đây chính là độ trễ của hệ thống.
– Việc kiểm soát bằng điện tử và lập trình sẵn đôi khi khiến cảm giác vô lăng trở lên quá nhẹ. Có thể nói rằng nhờ vào sự thông minh và tiên tiến mà hệ thống trợ lực lái điện EPS đã gần như thay thế hoàn toàn cho hệ thống lái trợ lực truyền thống.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hệ thống thước trợ lực lái điện EPS. Mọi người tìm hiểu để biết về cấu tạo, chức năng và những ưu – nhược điểm của thước lái điện. Qua bài chia sẻ này, hi vọng mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về xe ô tô.
VHP Auto là đơn vị chuyên cung cấp phụ tùng, linh kiện ô tô của các hãng xe. Với kho linh kiện rộng lớn, VHP Auto đảm bảo có đầy đủ phụ tùng của các dòng xe trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, tìm mua được sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi nhất.