Lưới tản nhiệt ô tô là bộ phận dễ thấy và dễ nhận biết với bất cứ dòng xe nào. Nó có nhiều tên gọi như mặt nạ ô tô, ca lăng ô tô. Lưới tản nhiệt giúp làm mát, bảo vệ động cơ. Thậm chí nó còn là nét đặc trưng của các dòng thương hiệu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về lưới tản nhiệt và những công dụng có thể bạn chưa biết.
Khái niệm lưới tản nhiệt xe ô tô là gì?
Bộ phận lưới tản nhiệt là một nét đặc trưng riêng của từng dòng xe thương hiệu xe trên khắp thế giới. Với người sành chơi ô tô, chỉ cần nhìn chi tiết lưới tản nhiệt này có thể phân biệt các dòng xe. Bộ phận lưới tản nhiệt có tác dụng lớn nhất là làm mát, bảo vệ động cơ. Bên cạnh đó, đây là bộ phận mang tới tính thẩm mỹ, tinh xảo và giúp nâng tầm sang trọng cho chiếc xe ô tô.
Lưới tản nhiệt là bộ phận cần thiết, không thể thiếu với mọi chiếc xe ô tô. Và chính bởi sự khác biệt về dòng nên lưới tản nhiệt của loại nào chỉ dùng của hãng đó. Khó lòng mà sử dụng các loại lưới tản nhiệt khác để thay thế, bởi nó được thiết kế hoàn chỉnh theo từng bộ phận và tương thích với các dòng xe đi kèm theo hướng dẫn lắp đặt.
>>> Tham khảo thêm: Chìa khóa thông minh.
Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý của lưới tản nhiệt ô tô
Cấu tạo của lưới tản nhiệt
Chất liệu hợp kim không gỉ, hình dạng lưới. Đây là linh kiện được gia công vô cùng tỉ mỉ, mang nét dấu ấn riêng của mỗi dòng xe. Vì lưới tản nhiệt phải tiếp xúc thường xuyên ở mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt nên nó thường được sử dụng thêm phần công nghệ sơn mạ hợp kim. Lớp phủ mạ này mang tới khả năng hoạt động bền bỉ hơn.
Thông thường phần lưới tản nhiệt này được lắp đặt tại vị trí đầu xe. Tuy vậy, nhiều dòng xe ô tô lại có thiết kế lưới tản nhiệt đặt bổ sung thêm ở nhiều vị trí khác như: đuôi xe (làm mát động cơ ở đuôi xe), vị trí trước bánh xe (làm mát phanh xe).
Nguyên lý hoạt động của lưới tản nhiệt
Luồng không khí sẽ di chuyển qua các lỗ lưới tản nhiệt khi xe di chuyển ngành. Luồng khí này sẽ di chuyển tới khu vực két nước làm mát ô tô. Và tại đây luồng không khí sẽ làm mát tấm tản nhiệt, hạ nhiệt động cơ. Sự kết hợp hiện đại giữa hệ thống làm mát và lưới tản nhiệt mang tới hiệu suất giảm nhiệt hiệu quả cực tốt.
Cũng nhờ vậy động cơ của xe có thể liên tục được làm mát. Các tấm lưới tản nhiệt này còn được thiết kế để giúp ngăn chặn bụi bẩn và dị vật di chuyển vào cộng cơ.
Công dụng chính của lưới tản nhiệt
– Che chắn, bảo vệ cho khu vực tản nhiệt, bảo vệ động cơ xe hơi. Ngăn chặn các bụi bật dị vật trên đường bay vào buồng động cơ.
– Giảm nhiệt hiệu quả cho động cơ, làm mát động cơ nhờ việc giúp lưu thông không khí. Nhờ đó mà duy trì tuổi thọ độ bền cho động cơ xe, vì khi làm việc với cường độ cao nhiệt độ tăng, động cơ sẽ mau hỏng.
– Tạo nét dấu ấn thương hiệu cho từng hãng xe. Các thiết kế vẻ ngoài sang trọng ấn tượng với người sử dụng, người chơi xe, dễ dàng nhận biết. Hệ thống lưới tản nhiệt được nhà sản xuất chú trọng về tính thẩm mỹ, có nhiều kiểu dáng chế tạo đặc biệt. Tất nhiên nó mang tới tính nhận diện thương hiệu cho các dòng xe hơi.
Điển hình có thể kể đến một số thương hiệu lớn như:
Dòng xe Ford: Lưới tản nhiệt mạ crom, logo gắn kèm trên đó.
Dòng xe audi: lưới tản nhiệt có dạng khung đơn, thanh lưới nằm ngang song song.
Dòng xe Mitsubishi: thanh lưới nằm ngang, xuôi.
Dòng xe BMW: Lưới tản nhiệt dạng quả thận sang trọng thanh thoát.
Dòng xe Roll-Royce: Lưới tản nhiệt có các hình xếp thẳng đứng, song song với nhau. Đặc biệt các thanh lưới này được thực hiện hoàn toàn thủ công, mang tới vẻ hoàn hảo cho dòng sản phẩm xe hơi này.
Ngoài ra để đảm bảo tốt và bền cho lưới tản nhiệt, bạn có thể đem tới các cửa hàng bảo dưỡng để vệ sinh định kỳ.