Rất nhiều người thắc mắc việc lắp thiết bị giám sát hành trình có cần thiết và bắt buộc hay không? Ở bài viết này, bạn hãy cùng VHP Auto tìm hiểu về quy định lắp hộp đen trên ô tô, những loại xe nào cần lắp và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như nào…
Quy định về việc lắp hộp đen trên ô tô
Theo khoản 1, Điều 67 luật giao thông đường bộ 2008: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đảm bảo phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của trính phủ.
Điều 14 Nghị định 86/2014 cũng quy định rõ các loại xe bắt buộc phải gắn thiết bị giám hành trình bao gồm xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa.
Đồng thời quy định thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
Trước ngày 01/07/2018, các xe được quy định kể trên bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Như vậy ô tô gia đình không nằm trong danh sách những trường hợp bắt buộc phải có thiết bị giám sát hành trình. Chỉ có những xe được dùng làm phương tiện kinh doanh mới phải lắp đặt hộp đen.
Hình thức xử lý nếu vi phạm
Các loại xe nằm trong diện bắt buộc gắn thiết bị định vị ô tô (hộp đen) nhưng không thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 23 mục 5 của Nghị định 46/2016 quy định phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Đối với các loại xe vận tải hàng hóa, theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 46, mức phạt được áp dụng là phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.
Ngoài ra, không riêng người điều khiển xe mà chủ xe, chủ doanh nghiệp cũng sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện đúng quy định gắn hộp đen. Cụ thể, khoản 4, điều 28 của Nghị định 46 quy định phạt tiền từ 3- 4 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm.
Đặc biệt, ngoài mức xử phạt hành chính, chủ xe còn bị áp dụng hình thức thu phù hiệu, cấm đăng kiểm đối với các xe không gắn định vị hoặc không đảm bảo thiết bị hoạt động đúng chuẩn.
Tuy nhiên, Nghị định 86 và Nghị định 46 đang trong quá trình thay đổi, có thể mức phạt sẽ tăng lên nhằm phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay.
>> Xem thêm: Hộp đen ô tô là gì? Công dụng của hộp đen
- Cách vệ sinh và thay lọc gió điều hòa đúng kỹ thuật
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí táp lô Suzuki Swift
- Tìm hiểu về hệ thống lái trợ lực điện trên xe ô tô và nguyên lý hoạt động
- Tìm mua chụp bụi giảm xóc ô tô chính hãng, giá tốt
- Tìm hiểu về ba đờ sốc ô tô và lợi ích, công dụng của ba đờ sốc