Ngoài các loại đèn quen thuộc như đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan thì trên xe ô tô có một số loại đèn khác như đèn gầm ô tô. Đèn gầm đóng vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp tầm nhìn và đảm bảo an toàn cho người và xe. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng của đèn gầm ô tô trong bài viết này.
Đèn gầm ô tô là gì? Công dụng của đèn gầm?
Đèn gầm ô tô, hay còn gọi là đèn sương mù, làm tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện không tốt như trời tối, trời mưa, trời nhiều sương làm giảm khả năng quan sát của người lái. Đèn gầm ô tô có nhiệt độ K vào khoảng 2500K. Tại nhiệt độ K này, ánh sáng chiếu xuyên qua sương mù và mưa lớn, giúp tăng tầm quan sát tốt hơn.
Khi sử dụng đèn gầm ô tô thì ánh sáng một tầm nhìn gần hơn so với đèn pha. Ánh sáng sẽ rọi xuống mặt đường một cách dễ dàng và từ đó chúng ta có thể xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra hay những vật cản phía trước.
Đèn gầm thường có ánh sáng vàng đặc trưng để nhận diện. Thường lắp ở vị trí gầm thấp, phía trước dưới đầu xe để tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông phía đối diện. Khi tham gia giao thông khu vực thành phố, khu vực đông dân cư thì tuyệt đối không được bật đèn pha mà phải bật đèn gầm ô tô từ 18h theo quy định.
Ở một số xe còn sử dụng đèn gầm LED daylight cho ô tô hay còn gọi là đèn chạy ban ngày, thường được lắp ở phía trước ô tô.
Đèn này có công dụng chủ yếu là cảnh báo cho người đi ngược chiều biết có xe ô tô, hoặc làm cho người đi đối diện nhận biết có ánh sáng (đèn này sáng yếu không gây chói mắt), hoặc báo hiệu bằng ánh sáng đèn khi xe đi vào những chỗ có bóng râm tối gần các khúc cua hoặc qua một số đoạn đường hầm ngắn. Những cảnh báo này chủ yếu bảo vệ cả hai phía khi di chuyển sẽ chú ý và cảnh báo tới nhau dễ hơn làm an toàn hơn trong giao thông.
Ở các nước Bắc Âu, việc dùng đèn gầm daylight là bắt buộc. Vào mùa đông, ban ngày trời thường xuyên tối liên tục nhiều giờ liền nên việc dùng đèn chạy ban ngày là rất cần thiết.