Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe ô tô khó nổ máy, nếu phát hiện kịp thời bạn có thể khắc phục sớm nhất.
Ắc quy hỏng hoặc yếu
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô tô khó nổ máy. Đa phần sự cố này xảy ra khi điện tích bị sụt giảm. Khi người sử dụng tắt động cơ xe nhưng nhiều thiết bị điện tử trên xe vẫn tiếp tục sử dụng điện để hoạt động thì ắc quy sẽ bị hao tốn. Nếu xe chỉ bị yếu ắc quy vì điện tích sụt giảm, chủ xe có thể nạp lại điện cho ắc quy bằng cách sử dụng máy phát điện. Tuy nhiên nếu cố tình lờ đi, không cung cấp điện cho ắc quy thì điện tích sẽ sụt giảm cho đến khi cạn kiệt, sau một thời gian xe sẽ không thể khởi động chứ không chỉ khó nổ máy. Lưu ý, khi đỗ xe nhưng không tắt đèn pha cũng gây hao tốn điện khá nhiều, do đó, lái xe nên tắt đèn pha khi xe không di chuyển để tiết kiệm điện cho xe.
Các cực của ắc quy kết nối kém
Các đầu cực của ắc quy sẽ dần dần bị ăn mòn theo thời gian. Những đầu cực bị ăn mòn có khả năng dẫn điện kém khiến ô tô khó nổ máy. Chỉ có cách thay mới hoàn toàn. Nên kiểm tra ắc quy định kì để kịp thời sửa chữa, thay thế khi xảy ra hỏng hóc.
Hệ thống đề bị lỗi
Khi khởi động, nếu ô tô khó nổ máy và phát ra những tiếng lách tách từ phía bên trong xe thì chắc chắn hệ thống đề của xe đang gặp trục trặc. Những ống nam châm điện của hệ thống đề Khi bạn cố nổ máy chiếc xe, động cơ xe không có dấu hiệu khởi động, nhưng bạn có thể nghe thấy tiếng kêu lách tách phía bên trong. Đó là vì các ống nam châm điện nằm trong hệ thống đề vốn thực hiện chức năng đóng và ngắt ngay lập tức tuy nhiên lại xảy ra lỗi, sự cố trong quá trình đó.
Không có tia lửa điện
Tia lửa điên là một trong những yếu tố quan trọng giúp xe hoạt động. Nếu xe không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu thì sẽ không thể nổ máy hoặc nổ máy rất khó. Sự cố này xảy ra khi bu-gi hoặc bộ phận đánh lửa gặp trục trặc. Tia lửa điện bắt buộc phải xuất hiện trong thời điểm chính xác và phải đủ điện áp nếu không ô tô sẽ khó nổ máy. Người lái xe nên chú ý khi ô tô bắt đầu khó khởi động, động cơ của xe yếu đi thì hãy mang xe tới tiệm bảo dưỡng để kịp thời kiểm tra, thay thế bộ phận bugi.
Cần số chưa đúng vị trí
Trong một số trường hợp, người điều khiển ô tô hộp số tự động không chuyển cần số về vị trí P hoặc người điều khiển ô tô hộp số sàn không đạp côn và đang cài số, điều này dẫn đến tình trạng ô tô khó nổ máy. Nếu chiếc xe có nút bấm khởi động Start/stop, người lái ô tô cần đạp phanh xe để động cơ có thể khởi động. Thực hiện sai qui tình thì ô tô sẽ rất khó nổ máy hoặc không nổ máy được.
Hệ thống chống trộm bị lỗi
Ngày này, nhiều xe hơi đã được áp dụng công nghệ mã hóa chìa khóa xe, thậm chí nó có thể được cài đặt đồng bộ với xe. Đây là công nghệ hiện đại, tiện lợi. Tuy nhiên đôi khi công nghệ này cũng khiến ô tô khó nổ máy. Hệ thống chống trộm có thể mắc sai lầm và ngăn chủ xe nổ máy xe. Khi xảy ra lỗi, hệ thống thông minh này sẽ thực hiện thao tác kiểm tra mã hóa của chìa khóa xe, ngay cả loại chìa khóa thông minh cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự. Để tránh sự cố này, chủ xe nên thay pin của chìa khóa theo thời gian định kì.
Rờ-le hoặc bơm xăng bị lỗi
Đối với xe ô tô, xăng cũng là một chất làm mát cho bộ phận bơm nhiên liệu. Khi bơm xăng hoặc rờ-le có lỗi, xăng sẽ không được phun đủ để khởi động xe, dẫn đến tình trạng ô tô khó nổ máy. Đặc biệt khi người điều khiển xe lái xe ở tốc độ chậm khiến bơm xăng hút thêm không khí và tăng nhiệt, bơm xăng sẽ rất nhanh hỏng. Để phòng tránh tình huống này, chủ xe có thể quan sát đồng hồ áp suất nhiên liệu.
Hệ thống hoặc kim phun nhiên liệu bị tắc
Xe khởi động cần nhiên liệu, tuy nhiên nhiên liệu không thể xuống được động cơ nếu bộ phận kim phun nhiên liệu bị tắc do bụi bẩn hoặc cặn trong đường ống dẫn. Chủ xe cần làm sạch hệ thống phun nhiên liệu để xe có thể tiếp tục khởi động bình thường. Lưu ý khi ô tô khó nổ máy trong thời gian dài, chủ xe nên mang xe tới tiệm bảo dưỡng để tìm cách khắc phục, không nên chủ quan.