Hệ thống lái của ô tô đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hướng của xe. Từ đó giúp xế hộp hoạt động linh hoạt hơn theo ý của tài xế mà không mất quá nhiều công sức. Hệ thống này được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong bài này chúng ta hãy đi tìm hiểu rõ hơn về hệ thống này: Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của nó. Đừng bỏ qua bài chia sẻ này nếu như bạn muốn hiểu về nó.
Hệ thống lái trên xe hơi là gì?
Hệ thống lái trên xe hơi là một trong bảy hệ thống chủ chốt, nó có vai trò giữ cho ô tô chuyển hướng theo quỹ đạo nhất định hoặc thay đổi hướng di chuyển của ô tô theo mong muốn của người lái.
Hệ thống này là tổ hợp của rất nhiều các bộ phận khác nhau, tất cả các bộ phận hỗ trợ nhau với mục đích chính là điều hướng xe.
Cấu tạo của hệ thống lái
Về cơ bản, hầu hết các dòng xe hơi hiện nay hệ thống lái được chia thành 4 bộ phận chính: Vành lái, cơ cấu lái, trục lái, dẫn động lái.
Vành lái
Vành lái hay còn gọi là vô lăng, bộ phận này nằm trong buồng lái, nhiệm vụ chính của nó là nhận mô men quay của người lái và truyền lực cho trục lái. Vô lăng có cấu tạo gần giống nhau ở tất cả các loại ô tô, bao gồm cả còi, túi khí, công tắc chủ,…
Trục lái
Bộ phận này có vai trò truyền momen quay của palang đến hộp cơ cấu lái và ống đỡ có tác dụng cố định trục lái vào thân xe. Đầu trục truyền động được gắn chặt vào vô lăng bằng đai ốc. Phần dưới của trục lái chính được nối với hộp cơ cấu lái thông qua một khớp nối đàn hồi với mục đích làm giảm thiểu rung động truyền từ mặt đường vào vô lăng xe ô tô.
Cơ cấu lái (hộp số lái)
Chức năng chính của bộ phận này chính là điều khiển các đòn xoay trong cơ cấu động học hình thang lái, đảm bảo bánh xe chuyển động theo đúng nguyên tắc Ackerman. Hiện nay, bộ phận này được các nhà thiết kế ô tô sử dụng một trong hai dạng cơ cấu lái cơ bản là cơ cấu lái trục vít – thanh răng và cơ cấu lái loại bi tuần hoàn.
Dẫn động lái
Chức năng chính của bộ phận này là truyền chuyển động điều khiển từ hộp số lái đến hai cơ cấu lái của hai bánh xe. Khi quay bộ phận này phải đảm bảo rằng quan hệ chuyển động cần thiết của các bánh dẫn hướng là hoàn toàn chính xác.
>>> Tham khảo: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực phanh.
Phân loại và nguyên lý hoạt động của từng hệ thống lái ô tô
Dựa vào phân loại của các hệ thống đánh lái trên ô tô, chúng ta có những nguyên lý hoạt động cụ thể tương ứng với từng hệ thống khác nhau.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái tại cơ cấu bánh răng – thanh răng
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái tại cơ cấu bánh răng – thanh răng chính là việc chuyển đổi chuyền động của vành tay lái thành chuyển động thẳng. Với mục đích chỉnh hướng của xe, giảm tốc và tăng thêm lực để bánh xe có thể chuyển hướng một cách chính xác và dễ dàng nhất.
Những mẫu xe mới hiện nay đa phần đều phải quay vành tay lái ba đến bốn vòng khi muốn chuyển hướng từ tận cùng bên phải sang tận cùng bên trái hoặc ngược lại. Đây là mối quan hệ của góc bánh xe đổi hướng với góc quay của vành tay lái và điều đó được thể hiện bằng tỷ số truyền.
Nguyên lý của hệ thống lái trợ lực thủy lực
Hệ thống này được đánh giá rất cao, nó là một trong những hệ thống có khả hỗ trợ tốt nhất nhờ có bơm trợ lực lái. Cấu tạo của bơm trợ lực lái chỉ với các cánh gạt thì bộ phận này đã có thể giúp hệ thống hoạt động vô cùng hiệu quả.
Nhờ có mô men động cơ trong giai đoạn puli – đai giúp bơm thủy lực hoạt động. Việc momen sở hữu nhiều cánh sẽ giúp hệ thống này có trợ lực thủy lực hoạt động một cách hiệu quả hơn trong các rãnh roto.
Nếu roto quay, lực ly tâm sẽ tác động lên bộ phận này khiến các cánh gạt này bị bật giá và vây kín vào ô van. Tiếp theo đó dầu thủy lực bị kéo xuống nơi có suất thấp hơn và ra ở nơi có áp suất cao.
Nguyên lý làm việc hệ thống lái cơ cấu bánh răng-thanh răng có trợ lực tay lái ô tô
Cấu tạo của hệ thống này bao gồm: trợ lực gồm một xi-lanh và một piston ở ngay giữa kết hợp với hai đường dẫn chất lỏng xung quanh piston.
Nguyên lý làm việc của nó như sau: tại đường ống dẫn chất lỏng hai bên piston, một dòng chất lỏng áp suất cao được bơm thẳng vào một đầu đường ống nhằm đẩy piston dịch chuyển. Khi đó, thanh răng dịch chuyển theo và sẽ giúp tài xế dễ dàng quay vô lăng ở tất cả các phía khác nhau.
Ngoài những hệ thống lái kể trên, chúng ta còn có hệ thống trợ lực điện,… Chúng tôi mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về hệ thống này của ô tô. Từ đó có thể dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa hơn. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với mọi người.